Nếu thường xuyên theo dõi cập nhật mới nhất về tình hình dịch bệnh COVID-19, chúng ta sẽ thấy các trường hợp mắc bệnh liên tục tăng. Tính đến ngày 28/2/2020, thế giới đã ghi nhận 83.379 người dương tính với chủng mới virus corona. Con số này là cao hơn rất nhiều lần so với đại dịch SARS năm 2003. Điều này khiến người dân toàn cầu không khỏi hoang mang và đặt ra câu hỏi vì sao COVID-19 có thể lây lan nhanh như vậy? Cùng với thắc mắc con đường có khả năng lây nhiễm virus Covid-19 và cách phòng chống hiệu quả ngay bây giờ.

Cũng vì người dân mang tâm lý lo lắng như vậy nên dịch bệnh do virus corona (Covid-19) sẽ có tác động đối với nền kinh tế Việt Nam tức thời, vốn phụ thuộc rất nhiều vào kinh tế Trung Quốc, mà lại là quốc gia có chung biên giới với Trung Quốc.

Sự chuyển đổi kinh doanh khi nền kinh tế bị ảnh hưởng

Cho tới thời điểm hiện tại, số bệnh nhân mắc mới và trường hợp tử vong do nhiễm Covid-19 ở Trung Quốc và thế giới vẫn không ngừng tăng lên. Cho đến thời điểm hiện tại, các nhà khoa học vẫn chưa thể tiên lượng được đâu là đỉnh của dịch bệnh này và khi nào nó sẽ kết thúc.

Tại Việt Nam, cho đến thời điểm hiện tại có 16 người được xác nhận là đã nhiễm loại virus này. Dịch bệnh vẫn đang được kiểm soát và tình hình điều trị cho các bệnh nhân cho thấy khả quan. Tuy nhiên, trước tình hình dịch bệnh do virus Covid-19 gây ra diễn biến phức tạp tại Trung Quốc tác động tới kinh tế toàn cầu và Việt Nam được dự báo là không hề nhỏ.

Dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus Corona (nCoV, Covid-19) đang hoành hành tại khắp nơi ảnh hưởng nặng nề tới kinh tế thế giới nếu không muốn nói là nghiêm trọng. Mức độ tác động cụ thể còn là ẩn số bởi quy mô và thời gian kéo dài của dịch này vẫn còn chưa thể xác định được.

Trước sự ảnh hưởng của dịch bệnh, lo ngại tiêu dùng giảm, nhưng cũng là cơ hội để thương mại điện tử, kinh tế số lên ngôi. Đây cũng là cơ hội để Việt Nam thúc đẩy phát triển giao dịch không dùng tiền mặt, chuyển đổi số.

Qua cuộc trao đổi ngắn với chị Hồng Thi – nhân sự cấp cao của chuỗi cửa hàng lương thực, thực phẩm tại TP.HCM – cho hay phải dừng kế hoạch mở rộng kinh doanh để xem xét tình hình dịch bệnh sắp tới. Người tiêu dùng hạn chế đi mua sắm, DN phải đẩy mạnh bán hàng qua các kênh gián tiếp như mạng xã hội, website, thậm chí điện thoại tư vấn cho khách hàng để họ không phải đến cửa hàng rồi sau đó nhân viên hoặc đơn vị vận chuyển sẽ giao đến tận nhà cho khách.

Vậy thì ngành nào được hưởng lợi từ dịch virus corona?

Trong khi đó, công ty chứng khoán SSI cũng đã có báo cáo đánh giá tác động của dịch virus Corona đối với 23 nhóm ngành, hàng. Trong đó, nhằm hạn chế đi đến những nơi công cộng để tránh khả năng lây nhiễm virus Covid-19, người tiêu dùng sẽ ưu tiên sử dụng thương mại điện tử chuyển phát nhanh. Cũng theo báo cáo của SSI, 4 ngành có triển vọng tích cực trong ngắn hạn trước bối cảnh dịch Covid-19 là dược phẩm, công nghệ thông tin, điện, nước.

Thương mại điện tử chỉ chiếm 5% giá trị bán lẻ trong năm 2019, đến nay 76% người tiêu dùng mua sắm ít nhất 1 lần trong vòng 3 tháng qua và đạt mức tăng trưởng hơn 20% hàng năm. Nguyên nhân là do dịch Covid-19 đang ảnh hưởng đến hành vi mua sắm, người tiêu dùng muốn tránh xa đám đông nhiều hơn, hạn chế đi đến siêu thị, trung tâm mua sắm, các dịch vụ trực tuyến, vì thế sẽ ngày càng phát triển và thu hút thêm nhiều khách hàng mới đến dịch vụ của họ. Do đó, tăng trưởng trong ngành này sẽ có nhiều đột phá thời gian tới.

Song, dịch viêm phổi virus Covid-19 lại là thời cơ thúc đẩy ngành giải trí trực tuyến. Chẳng han như ở Việt Nam, lượng người xem ở một số nền tảng video trực tuyến tăng đột biến kể từ dịch bệnh. Sau Tết, tỷ lệ người truy cập hệ thống Fim+ tăng 56%, trong đó phim Việt, phim bộ cổ trang và phim hành động Âu Mỹ được xem nhiều nhất. Trong khi đó tại rạp chiếu, dù chưa có thống kê chính thức, phòng vé nhiều khả năng đi xuống khi nhiều khán giả ngại đến nơi công cộng. Nhiều bộ phim mới ra mắt cũng phải hoãn chiếu giữa dịch bệnh.

4 con đường có khả năng lây nhiễm virus Covid-19

Thông tin nhiễu loạn trên mạng xã hội về dịch virus Covid-19 càng khiến nhiều người ngày càng lo ngại về những nguy cơ do chủng virus này gây ra. Thực tế, không nhiều người hiểu về nguyên lý lây lan của loại virus này. Qua tổng hợp từ các nguồn xác thực, chúng tôi xin liệt kê ra 4 hướng lây nhiễm chính sau đây:

  • Lây qua tiếp xúc với dịch cơ thể của người bệnh (giọt nước bọt từ việc ho, hắt hơi, sổ mũi).
  • Lây trực tiếp: Do tiếp xúc với người bệnh, bao gồm cả việc bắt tay người bệnh mà không thực hiện các biện pháp phòng tránh.
  • Lây truyền gián tiếp: Khi chúng ta vô tình chạm vào các bề mặt bị nhiễm virus, sau đó đưa lên mắt, mũi, miệng.
  • Lây nhiễm qua đường phân: Những người chăm sóc bệnh nhân có thể bị phơi nhiễm virus khi xử lý các chất thải của người bệnh

 

Vậy triệu chứng khi nhiễm chủng mới virus corona COVID-19 là gì?

Các triệu chứng khi nhiễm virus Covid-19 khá giống với cảm lạnh. Do đó để xác định có mắc bệnh hay không cần thực hiện xét nghiệm. Triệu chứng nhiễm virus Corona có thể từ nhẹ đến nặng, bao gồm:

  • Đau nhức đầu, khó chịu
  • Sốt cao (trên 38 độ)
  • Chảy nước mũi
  • Ho hoặc đau họng
  • Cảm thấy khó thở
  • Đau cơ, mệt mỏi

Thực tế, ở mỗi người bệnh do sức đề kháng khác nhau sẽ có biểu hiện khác nhau. Thời gian ủ bệnh của virus Covid-19 từ 2 đến 14 ngày. Lúc này, trong cơ thể đã có virus nhưng chưa có dấu hiệu gì rõ ràng. Khi khởi phát, Covid-19 sẽ gây sốt, tổn thương đường hô hấp. Trường hợp nặng, gây viêm phổi khiến bệnh nhân tử vong, nhất là các trường hợp có bệnh nền.

Triệu chứng nhiễm virus Covid-19

Nếu nghi ngờ đang nhiễm virus Covid-19 thì nên làm gì?

  • Uống nước thật nhiều (kèm viên sủi vitamin C, hoặc nước cam tươi) khi có dấu hiệu sốt, ho, đau đầu
  • Ở trong phòng một mình (phòng nên thông thoáng), đeo khẩu trang cho bản thân và người trong gia đình để ngừa ngừa virus lây lan.
  • Vào buổi sáng và buổi tối hàng ngày, bạn nên đến hiệu thuốc để mua máy theo dõi oxy trong máu. Nếu Oxy là 98 là bình thường. Nếu có xu hướng giảm, có thể là triệu chứng nhiễm Virus Covid-19, hãy đến ngay bệnh viện gần nhất để lấy máu xét nghiệm

5 cách phòng chống hiệu quả ngay bây giờ

Để chủ động phòng chống bệnh viêm phổi cấp do chủng virus Covid-19 , Bộ Y tế khuyến cáo người dân và cộng đồng thực hiện tốt các biện pháp sau:

  • Đeo khẩu trang: Đeo khẩu khẩu trang y tế thông thường là có thể phòng tránh nhưng tốt hơn là khẩu trang chuyên dụng N95. Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh viêm đường hô hấp cấp tính; khi cần thiết phải tiếp xúc với người bệnh phải đeo khẩu trang y tế đúng cách và giữ khoảng cách khi tiếp xúc.
  • Giữ ấm cơ thể, vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, súc họng bằng nước sát khuẩn miệng để phòng bệnh viêm phổi.
  • Vệ sinh cá nhân: Cần che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn tay để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp. Rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch có chứa cồn sau khi ho
  • Hạn chế tiếp xúc gần với các trang trại nuôi động vật hoặc động vật hoang dã.
  • Vệ sinh môi trường: Tuyệt đối không tụ tập và tiếp xúc nơi đông người; làm sạch thông thoáng nơi ở và nơi làm việc; không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng. Những người trở về từ vùng có dịch hoặc có tiếp xúc gần với người mắc bệnh viêm phổi tại nơi có dịch trong vòng 14 ngày nếu có dấu hiệu sốt, ho, khó thở, cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám, điều trị kịp thời.

 

Kết luận

Dịch bệnh là sự ngoài ý muốn của nhân loại. Chúng tôi mong muốn sau bài viết này sẽ góp phần nâng cao ý thức của người dân để hiểu rõ hơn về dịch bệnh mà mình đang đối mặt, cũng nhưng cách phòng tránh đối phó với nó. Chúng ta phải thật bình tĩnh tránh tâm lý hoảng loạn cũng là một phần giúp các cơ quan chức năng thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.