Hiện nay, chúng ta đang sống trong thời đại chuyển đổi số nên việc sở hữu một website để kinh doanh online là điều rất cần thiết. Việc chọn được một đơn vị thiết kế website, tên miền và mua Hosting là những điều bạn sẽ nghĩ đến đầu tiên. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn một số kiến thức tổng quan về Hosting là gì để bạn có thể hiểu hơn về dịch vụ hosting.
Hosting là gì?
Hosting là nơi lưu trữ dữ liệu của website trên môi trường Internet, giúp cho người dùng có thể truy cập vào website của bạn bất cứ lúc nào.
Mua hosting tức là bạn đang thuê một không gian lưu trữ trên máy chủ của nhà cung cấp hosting và thanh toán gói hosting đó theo chu kỳ cố định.
Các thông số chính của Hosting bạn cần biết
Để biết được Hosting là gì trước tiên bạn cần phải biết được các thông số chính tạo nên một dịch vụ Hosting. Dưới đây là 6 thống số cấu hình Hosting mà bạn cần nắm rõ trước khi đăng ký Hosting.
- Dung lượng: Thông số này thể hiện cho khả năng lưu trữ dữ liệu của website. Mỗi gói hosting sẽ có dung lượng khác nhau, tuy nhiên bạn cần chọn gói hosting có dung lượng cao hơn dung lượng bạn ước lượng, vì trong quá trình hoạt động dữ liệu của bạn sẽ có nhiều phát sinh khiến website nặng hơn. Ví dụ bạn đang có mã nguồn Website lưu trữ hình ảnh khoảng 2GB thì bạn cần chọn Hosting có dung lượng từ 3GB trở lên.
- Băng thông (Bandwidth): Đây là thông số thể hiện lưu lượng mà người dùng truy cập trang web của bạn trong vòng 30 ngày. Thông số này không thể hiện cho tốc độ lướt Web mà chỉ đại diện cho tổng dung lượng truyền tải. Băng thông sẽ được reset về 0 vào ngày đầu tiên của tháng tiếp theo.
- Addon Domain: Đây là số lượng tên miền có thể hoạt động trên gói dịch vụ Hosting. Nếu bạn có nhu cầu chạy nhiều website trên cùng một hosting để tiết kiệm chi phí thì bạn có thể cân nhắc thông số này. Tuy nhiên, việc chạy nhiều website trên cùng một Hosting sẽ có bất lợi trong việc lây nhiễm mã độc chéo giữa các website với nhau và làm tài nguyên Hosting dễ quá tải gây ảnh hưởng tốc độ lướt Web.
- CPU Hosting: Thường được tính bằng số lượng core của CPU vật lý. Hosting có càng nhiều core thì sức mạnh xử lý càng nhanh. Thông số này rất quan trọng trong việc lựa chọn Hosting tốc độ cao. Nếu bạn thấy một gói Hosting giá rẻ có dung lượng rất lớn, nhưng số lượng core lại quá nhỏ, thì gói Hosting này sẽ có tốc độ rất thấp, chỉ dùng để lưu trữ chứ không đáp ứng được nhu cầu lướt Web.
- RAM Hosting: Thông số này cũng giống như CPU. Hosting có càng nhiều RAM thì sức mạnh xử lý càng nhanh, các đoạn mã code của Website sẽ được xử lý nhanh chóng, việc truy cập Website càng mượt mà. RAM thường được tính bằng đơn vị MB hoặc GB.
- Chứng chỉ SSL: Đây là thông số quan trọng về tính bảo mật và mặt nhận thức của người dùng đối với Website của bạn. Một website mà không có SSL sẽ khiến người dùng không tin tưởng, mang lại cảm giác thiếu chuyên nghiệp. Thông thường SSL sẽ có tính phí, bạn phải mua với giá vài trăm tới vài triệu đồng cho một năm.Nhưng hiện tại một số nhà cung cấp Hosting lớn đã áp dụng mô hình SSL miễn phí để đáp ứng nhu cầu lớn cho người dùng, vì hầu như các Website ngày nay đều bắt buộc phải có SSL thì Google mới xem là đạt chuẩn SEO.
Các loại Hosting phổ biến có trên thị trường
Dịch vụ Hosting rất đa dạng về phân khúc. Dựa theo nhu cầu của người dùng mà các nhà cung cấp Hosting sẽ bán ra các loại Hosting để đáp ứng đúng mục tiêu khách hàng. Các loại hosting phổ biến trên thị trường là gì ?
- Hosting miễn phí: Đây là dịch vụ hosting được SuperHost thiết kế dành riêng cho các khách hàng mới muốn trải nghiệm chất lượng dịch vụ SuperHost. Hosting miễn phí hoàn toàn không có phí ẩn, hạn chế duy nhất của Hosting miễn phí thường là dung lượng rất nhỏ, chỉ đủ để chạy một website khởi đầu.
- Hosting giá rẻ: Đây dịch vụ Web Hosting phổ biến nhất, dùng để lưu trữ các website với giá cả phải chăng. Hosting giá rẻ hướng đến các khách hàng cá nhân hoặc doanh nghiệp Startup với website có lượng người dùng truy cập vừa phải.
- Hosting chất lượng cao: Hay còn gọi là Business Hosting, đây là gói dịch vụ Hosting có cấu hình vừa phải nhưng có độ ổn định và bảo mật rất cao, thường dành cho các Website doanh nghiệp có qui mô vừa và nhỏ đang có nhu cầu ổn định để phát triển lâu dài.
- Hosting cao cấp: Hay còn gọi là Super Hosting, đây gói dịch vụ Hosting có cấu hình siêu mạnh và là gói dịch vụ Hosting tốt nhất tại SuperHost. Super Hosting phù hợp với hosting cho WordPress và các mã nguồn nặng có nhiều người truy cập.
Phân loại Hosting dựa theo mã nguồn
Trước khi bạn mua hosting để vận hành cho Website thì bạn cần biết được Website của mình đang sử dụng mã nguồn nào, ngôn ngữ thiết kế là gì. Ngày nay, hơn 90% các website đang được các đơn vị thiết kế web ưu tiên sử dụng mã nguồn mở, điều này góp phần đơn giản và nhanh chóng hơn trong việc thiết kế website nhưng vẫn đảm bảo được độ thẩm mỹ và các chức năng của website.
Đối với mỗi loại hosting khác nhau sẽ có những mã nguồn phù hợp riêng. Nhưng phân loại thì sẽ có 2 trường phái Hosting chính:
Hosting chạy hệ điều hành Linux
Đối với Hosting Linux thì sẽ phục vụ tốt nhất cho ngôn ngữ lập trình PHP. Đây là ngôn ngữ lập trình do cộng đồng phát triển. Bao gồm các mã nguồn mở như:
- WordPress: Xu hướng cho các website giới thiệu doanh nghiệp, website bán hàng qui mô nhỏ, xây dựng Blog cá nhân. WordPress rất dễ sử dụng, bạn chỉ cần biết một chút code là đã có thể tự lập cho mình một website chuyên nghiệp.
- Laravel: Xu hướng cho các website yêu cầu nhiều chức năng phức tạp. Người thiết kế phải có nhiều kiến thức về code, đọc hiểu tài liệu của Laravel mới có thể sử dụng.
- Xenforo: Xư hướng cho các website chuyên về diễn đàn có nhiều bài viết giới thiệu sản phẩm, kèm chức năng bình luận cho thành viên. Việc sử dụng cũng dễ dàng, người dùng chỉ cần thao tác click chuột như wordpress, nhưng yêu cầu biết một chút về lập trình.
- Một số mã nguồn lớn khác, chuyên về thương mại điện tử như: Magento, Drupal, Shopify…
Ngoài PHP ra thì Hosting Linux có thể chạy được các mã nguồn viết bằng ngôn ngữ lập trình Java. Một ngôn ngữ lập trình ứng dụng rất phổ biến và cũng có thể lập trình Web chức năng được cộng đồng Web hỗ trợ mạnh mẽ sau PHP.
Hosting chạy hệ điều hành Windows
Đối với Hosting Windows thì sẽ phục vụ tốt cho ngôn ngữ lập trình ASP. Đây là ngôn ngữ lập trình do Microsoft phát triển. Vì vậy các Hosting Windows chỉ chạy được các mã nguồn ASP. Đặc biệt ngôn ngữ lập trình ASP thì lại ít hoặc không có mã nguồn mở.
Do đó Hosting Windows thường được sử dụng cho các Website lớn, các doanh nghiệp có nhân sự IT riêng để phát triển, hoặc các cá nhân chuyên lập trình ASP mới có thể sử dụng được.
Mua Hosting ở đâu
Hiện nay, có rất nhiều nhà cung cấp hosting ra đời nên việc lựa chọn được một nhà cung cấp hosting uy tín chuyên nghiệp là một điều không hề dễ dàng. Các nhà cung cấp cũng đưa ra vô vàn các gói dịch vụ từ hosting giá rẻ cho sinh viên cho đến hosting cao cấp để phù hợp với nhu cầu của từng người dùng.
Để giúp bạn có thể tìm được nơi mua hosting chất lượng nhất, chúng tôi đã tổng hợp top nhà cung cấp hosting dựa trên các các tiêu chí kỹ thuật và kinh nghiệm thực tế.
Lưu ý khi sử dụng hosting
Sau khi bạn đã mua được dịch vụ hosting tốt nhất cho bạn, trong quá trình sử dụng Hosting bạn cần lưu ý một số vấn đề sau để đảm bảo Website của bạn luôn an toàn ổn định trong suốt quá trình sử dụng, tránh gây ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bạn.
Hãy luôn kiểm tra sao lưu dữ liệu Hosting
Thông thường các nhà cung cấp Hosting sẽ có chính sách sao lưu dữ liệu Hosting miễn phí. Tuy nhiên chúng ta không thể loại trừ một số trường hợp sự cố ngoài ý muốn như hỏa hoạn cháy nổ, sự cố phần cứng cấp độ nghiêm trọng…
Đối với một website thì dữ liệu là điều quan trọng nhất. Sao lưu dữ liệu thường xuyên giúp bạn tránh khỏi những phiền phức khi website của bạn bị lỗi, bị hacker tấn công xóa mất dữ liệu hoặc bị virus. Vì vậy bạn hãy tự giác sao lưu dữ liệu của Website về máy tính của bạn để phòng các trường hợp cấp bách.
Theo dõi tài nguyên của Hosting
Việc bạn thuê hosting không phải thuê một lần là ổn định. Vì trong suốt quá trình hoạt động, Website của bạn có thể gia tăng lưu lượng người truy cập, như vậy sẽ làm gia tăng lượng tài nguyên CPU/RAM cần sử dụng. Ngoài ra, bạn cho phép upload quá nhiều hình ảnh, video lên website cũng sẽ làm dung lượng ổ cứng bị đầy.
Chính vì vậy thỉnh thoảng bạn hãy tự theo dõi tài nguyên Hosting bằng cách truy cập vào Control Panel của Hosting để xem các thống kê, và biết được các thông tin tài nguyên mà Website bạn đang sử dụng để có kế hoạch nâng cấp phù hợp.
Kết luận
Như vậy, qua cẩm nang hướng dẫn mua hosting này chúng tôi đã trình bày sơ lược cho bạn hiểu Hosting là gì và một số thông tin cần thiết về Hosting cho người mới bắt đầu tìm hiểu. Trong các bài viết sau chúng tôi sẽ đi sâu vào các khái niệm liên quan Hosting hoặc dải sản phẩm cấp cao hơn như VPS, Cloud Server và Dedicated Server. Cảm ơn bạn đã quan tâm và đọc bài viết này của chúng tôi !